Trình Dược Viên chia sẻ kinh nghiệm dùng thuốc cho người già
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Trình Dược Viên chia sẻ kinh nghiệm dùng thuốc cho người già

Trình Dược Viên chia sẻ kinh nghiệm dùng thuốc cho người già

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trẻ em và người cao tuổi là những đối tượng cần phải hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc, bởi chỉ cần sai sót nhỏ cũng có thể khiến tính mạng bị đe dọa.

Trình Dược Viên chia sẻ kinh nghiệm dùng thuốc cho người già

Trình Dược Viên chia sẻ kinh nghiệm dùng thuốc cho người già

Những tác động của thuốc tây đối với người cao tuổi

Theo các Dược sĩ  đang công tác tại Trường cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh hơn, thường là bệnh mạn tính nên cần phải dùng nhiều thuốc hơn. Vì thế người cao tuổi là đối tượng tiêu thụ thuốc nhiều nhất nên khi sử dụng cần cảnh giác với các tác dụng phụ không mong muốn (ADR) ở đối tượng này.

Dưới đây là mộ số tác dụng phụ của thuốc Tân dược có thể gây ra cho người cao tuổi mà các dược sĩ tổng hợp như sau:

  • Rối loạn giấc ngủ: Thuốc giãn phế quản (gây khó ngủ), thuốc lợi tiểu (gây mất ngủ do tiểu tiện đêm), thuốc corticoid (dùng lâu ngày có thể gây chứng ngừng thở khi ngủ)…là một số loại thuốc gây nên rối loạn giấc ngủ.
  • Tụt huyết áp tư thế đứng (rất hay xảy ra với người cao tuổi): thuốc kháng histamin H1 (chlopheniramin, các thuốc cảm cúm), các thuốc chống parkingson, các thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, gây ngủ …có thể gây tụt huyết áp tư thế đứng. Ví dụ, khi uống thuốc đang ngồi đứng dậy phải từ từ. Nếu đứng bật dậy rất dễ gây tụt huyết áp tư thế đứng (thấy choáng váng) rất nguy hiểm.
  • Rối loạn nhận thức: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật (phenytoin hay barbiturat), thuốc trị tăng huyết áp… có tác dụng phụ gây lú lẫn, hay quên, mất trí nhớ. Thậm chí một số kháng sinh cũng có những tác dụng phụ này. Ở người cao tuổi, đây là rối loạn rất dễ nhầm với hiện tượng lão suy làm sút giảm trí tuệ.
  • Mất thăng bằng tư thế, gây ngã ở người cao tuổi: thuốc trị tăng huyết áp (dễ gây hạ huyết áp tư thế đứng), thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm (làm rối loạn sự giữ thăng bằng làm người cao tuổi dễ ngã )…giảm khả năng giữ thăng bằng của cơ thể giảm kết hợp với tác dụng phụ của thuốc (làm cho cơ thể mất khả năng điều hoà tư thế) rất dễ gây ngã.
  • Giảm điều hoà thân nhiệt: Một số thuốc: nhóm phenothiazin, benzodiazepin, opid (codein, proprapamin)… rất dễ gây hạ thân nhiệt ở người cao tuổi.
  • Rối loạn hoạt động tình dục: các thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương (thuốc chống trầm cảm, thuốc trị tăng huyết áp như methyldopa, chẹn beta, reserpin…) có thể làm giảm ham muốn, gây “bất lực” ở nam giới.

Trình Dược Viên chia sẻ kinh nghiệm dùng thuốc cho người già

Trình Dược Viên chia sẻ kinh nghiệm dùng thuốc cho người già

Trình Dược viên tư vấn cách dùng thuốc ở người cao tuổi

Theo lời các Trình Dược Viên chia sẻ, người cao tuổi do giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch nên hay bị táo bón, tỷ lệ người cao tuổi dùng thuốc nhuận tràng cũng nhiều hơn. Khi dùng một thuốc nào đó cùng với thuốc nhuận tràng rất có thể thuốc đó sẽ bị tống ra ngoài sớm, làm giảm hấp thu làm cho tác dụng của thuốc dùng đồng thời với thuốc nhuận tràng giảm hoặc mất tác dụng.

Những người cao tuổi thường dễ bị nhầm lẫn giữa các loại thuốc, quên tên thuốc, quên liều lượng dùng….Do đó, cần phải được giúp đỡ bởi những người thân trong gia đình hay sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trong các loại thuốc uống giúp tăng cường độ sáng cho mắt thì nên ưu tiên những thuốc dạng viên nhỏ hay dạng nước trong kê đơn điều trị. Bởi các loại thuốc này thường dễ sử dụng hơn.

Trong trường hợp xuất hiện biểu hiện lạ thường sau khi dùng thuốc thì cần báo cho bác sĩ biết ngay để có cách xử lý phù hợp. Đặc biệt, người già không nên tùy ý sử dụng thuốc để tránh những nguy cơ có thể xảy ra.

Nguồn: trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Định nghĩa và triệu chứng của Virus Herpes Simplex

Virus Herpes gây ra các triệu chứng như nổi mụn rộp, mụn nước tại các ...

Trình dược viên