Cây đinh lăng là loại cây khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhưng ít ai biết rằng đinh lăng được xem là cây thuốc quý chữa được bách bệnh.
- Bật mí tác dụng chữa bệnh mà cây thuốc quý – ráng mang lại
- Những lưu ý khi sử dụng cây mật gấu tại nhà
- Dùng Tỏi để chữa bệnh liệu bạn đã biết?
Một số thông tin về cây đinh lăng
Một số thông tin về cây đinh lăng
Đinh lăng (hay còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm), là cây thuộc họ nhà nhân sâm. Có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Cây đinh lăng được trồng rộng rãi trên khắp cả nước ta và chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc như: Tuyên Quang, Thái Bình, Nam Định, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái,…
Đinh lăng cao từ 1-2m, lá cây hình xẻ lông chim, màu xanh lục viền lá hình răng cưa phân bố không đều. Cụm hoa gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, có quả dẹt.
Đinh lăng vốn được xem là cây thuốc quý chữa được nhiều bệnh trong y học cổ truyền, trong đó rễ là thành phần quý nhất trong cây. Rễ đinh lăng chứa nhiều saponin chất độc đối với các động vật máu lạnh tạo thành hợp chất với cholesterol, chất này thường có nhiều trong nhân sâm.
Bất ngờ với tác dụng trị bách bệnh từ cây đinh lăng
Trong số các loại cây thuốc Đông dược, đinh lăng là loại cây có nhiều tác dụng đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Mọi người có thể tham khảo một số tác dụng từ các bộ phận của cây đinh lăng như sau:
Lá cây đinh lăng: thường được dùng để chống bệnh co giật ở trẻ em, chữa lành vết thương. Ngoài ra còn được dùng để ăn sống, kết hợp với món gỏi cá hoặc dùng làm món nem chua để tăng độ thơm cho món ăn.
Bất ngờ với tác dụng trị bách bệnh từ cây đinh lăng
Thân cây: Thân cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh xương khớp, đau lưng, mỏi gối, tê thấp rất tốt. Người bệnh dùng kết hợp với cây xấu hổ, cúc tầm, cam thảo dây, sắc uống với liều 20-30g/ngày.
Rễ đinh lăng: Đây chính là bộ phận quý nhất của cây, rất tốt cho nam giới, tăng cường sức chịu đựng.
Một số bài thuốc Y học cổ truyền từ cây đinh lăng
Chữa bệnh liệt dương
Dùng rễ đinh lăng kết hợp với 1 số thảo như nhân trần, ý dĩ, biển đậu, chi tử, hoài sơn, xa tiền tử, rễ cỏ tranh, ngũ gia bì. Mỗi thứ lấy 12g cùng với uất kim, ngưu tất, nghệ mỗi vị 8g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa căng sữa cho bà bầu
Mọi người lấy lá cây, rễ cây đinh lăng mỗi thứ 30 – 40g cộng với 500ml nước. Đun sôi đến khi còn 1 nửa rồi uống khi còn nóng sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Chữa bệnh thiếu máu
Theo trang tin tức Y Dược có chia sẻ thông tin lấy khoảng 100g rễ cây đinh lăng, thục địa, hà thủ ô, hoàng tinh – củ tam thất 20g. Tán thành bột, mỗi ngày sắc uống 100g bột hỗn hợp.
Ngoài những tác dụng tuyệt vời mà cây đinh lăng mang lại, các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên lạm dụng đinh lăng bởi trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy.
Nguồn: Trình Dược viên