Bị dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì?
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Thuốc kháng sinh » Bị dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì?

Bị dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Dị ứng thuốc kháng sinh có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy khi bị dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì?

Bị dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì?

Bị dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì?

Các Dược sĩ tư vấn cho biết, thuốc kháng sinh là loại thuốc được sử dụng để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc có bán tại các nhà thuốc GPP, tuy nhiên nhiều trường hợp người dân tự ý mua kháng sinh về sử dụng có thể xảy ra tình trạng dị ứng thuốc. Vậy dị ứng thuốc kháng sinh là gì và khi bị dị ứng kháng sinh nên làm gì?

Dị ứng thuốc kháng sinh là gì?

Các chuyên gia y tế cho biết, dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng có hại cho cơ thể, có thể xảy ra ngay sau khi bạn dùng thuốc kháng sinh hoặc có thể vài ngày, vài tuần sau khi bạn ngừng thuốc. Thông thường ở lần đầu tiên dùng thuốc, hệ thống miễn dịch có thể trở nên nhạy cảm với kháng sinh và dễ khiến bạn bị dị ứng vào lần dùng tiếp theo.

Có hai dạng phản ứng dị ứng kháng sinh gồm:

  • Phản ứng quá mẫn ngay lập tức: Thường thông qua chất trung gian IgE.
  • Phản ứng quá mẫn muộn: Thường thông qua chất trung gian không IgE (non-IgE) hoặc tế bào T.

Một số nhóm thuốc kháng sinh có khả năng gây dị ứng cao gồm có: nhóm penicillin (amoxicillin, ampicillin…) và nhóm cephalosporin (cefaclor, cefixime…). Nếu cơ thể đã bị dị ứng với một loại kháng sinh thì bạn có khả năng bị dị ứng chéo với các kháng sinh cùng nhóm. Chính vì vậy cần cho bác sĩ biết trước khi dùng thuốc để bác sĩ cân nhắc lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Đối tượng nào có nguy cơ bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Các bác sĩ tư vấn cho biết, những trường hợp sau đây có nguy cơ bị dị ứng thuốc cao:

  • Dùng thuốc hết hạn sử dụng hoặc đã bị biến đổi màu sắc, hình dạng
  • Bị tình trạng dị ứng khác, chẳng hạn như dị ứng lông động vật, phấn hoa…
  • Tự ý dùng thuốc
  • Tiền sử gia đình bị dị ứng thuốc
  • Sử dụng kháng sinh thường xuyên
  • Mắc các căn bệnh kéo dài mãn tính khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên nhạy cảm

Những người có nguy cơ cao bị dị ứng kháng sinh thường là người mắc các bệnh viêm phổi, viêm tai, thấp khớp, viêm phế quản, viêm họng, bệnh thần kinh…

Các biểu hiện khi bị dị ứng thuốc kháng sinh.

Trình Dược viên tư vấn cho biết, một số triệu chứng có thể gặp phải khi bị dị ứng thuốc kháng sinh như sau:

  • Các triệu chứng nhẹ như: da đỏ, ngứa, bong tróc, sưng, xuất hiện những vết sưng nhỏ hoặc mày đay, khó thở, tiêu chảy, đau bụng…
  • Các triệu chứng nặng: da bị phồng rộp hoặc bong tróc, gặp các vấn đề về thị lực và sưng hoặc ngứa nghiêm trọng.

Nếu bị phản ứng dị ứng nặng, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng ly thượng bì hoại tử nhiễm độc (toxic epidermal necrolysis – TEN), hội chứng Stevens – Johnson.

  • Triệu chứng sốc phản vệ: bệnh nhân cảm thấy nghẹn cổ họng, khó thở, tím tái, ngứa ran, chóng mặt, thở khò khè, suy tuần hoàn… Sốc phản vệ là một phản ứng đột ngột và có thể đe dọa đến tính mạng cần được điều trị ngay lập tức.

Một số triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh

Một số triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh

Bị dị ứng kháng sinh bệnh nhân nên làm gì?

Khi bị dị ứng kháng sinh, đầu tiên bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc ngay. Sau đó bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng viêm corticoid hoặc thuốc kháng histamin. Một số trường hợp bệnh nhân cần bù nước và chất điện giải.

Trường hợp bệnh nhân bị phản ứng nghiêm trọng hoặc sốc phản vệ, nếu có dụng cụ tiêm epinephrine tự động (epinephrine autoinjector, như EpiPen hoặc EpiPen Jr), thì cần tiêm cho bệnh nhân ngay lập tức rồi đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được các nhân viên y tế xử lý kịp thời.

Nguồn: Trinhduocvien.edu.vn tổng hợp.

x

Check Also

Những loại thuốc kháng sinh không được dùng cho trẻ em

Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần hết sức thận trọng, đặc biệt đối tượng ...

Trình dược viên