Khám phá những công dụng chữa bệnh thần kỳ từ cây Long đởm thảo - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Cây thuốc » Khám phá những công dụng chữa bệnh thần kỳ từ cây Long đởm thảo

Khám phá những công dụng chữa bệnh thần kỳ từ cây Long đởm thảo

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Long đởm thảo hay còn được gọi với tên khác là Long du hay Sơn lương đởm, đây là một cây thuốc một loại thảo dược đặc biệt với vô số lợi ích tốt cho sức khỏe con người.

Khám phá những công dụng chữa bệnh thần kỳ từ cây Long đởm thảo

Khám phá những công dụng chữa bệnh thần kỳ từ cây Long đởm thảo

Thông tin sơ lược về cây Long đởm thảo

Long đởm thảo có tên khoa học là Gentiana scabra Bunge. Đây là một loại cỏ sống lâu năm, cao 35cm-60 cm. Thân rễ ngắn, rễ nhiều, có thể dài đến 25cm, đường kính 1mm-3mm, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Thân mọc đứng, đơn độc hoặc 2-3 cành, đốt thường ngắn so với chiều dài của lá. Lá mọc đối, không cuống, lá phía dưới thân nhỏ, phía trên to, rộng hơn, dài 3cm-8cm, rộng 0,4cm-4 cm. Hoa mọc thành chùm, không cuống, ở đầu cành hoặc ở kẽ những lá phía trên. Hoa hình chuông màu lam nhạt hoặc sẫm.

Theo Y học cổ truyền, Long đởm thảo có vị đắng, tính hàn, không độc; Có tác dụng Tả Can hỏa, thanh thấp nhiệt. Dân gian thường dùng Long đởm thảo để trị các chứng thực hỏa ở Can như họng đau, mắt sưng đỏ đau, sườn đau, miệng đắng, kinh giản do nhiệt tà ở Can Đởm bốc lên, trẻ nhỏ bị cam tích phát nhiệt, thấp nhiệt ở hạ tiêu làm cho bộ phận sinh dục nóng, ngứa.

Thành phần hóa học có trong Long đởm thảo

Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết biết Có Glycozid đắng gọi là Gentiopicrin và chất đường gọi là Gentianoza (Dược Liệu Việt Nam). Trong Long đởm có một Glucozit đắng chừng 25 gọi là Gentiapicrin C16H20O9 và một chất đường gọi là Gentianoza C18H32O16 chừng 4 %. Thủy phân Gentiapicrin ta sẽ được gentiagenin C10H10O4 và Glucoza. Gentianoza gồm hai phân tử Glucoza và một phân tử Fructoza (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Có Gentiopicrin, Gentianine, Gentianose (Trung Dược Học).

Một số tác dụng dược lý của cây Long đởm thảo

  • Tác dụng đối với Vị Trường: Liều thấp, Long đởm thảo uống trước bữa ăn 1/2 giờ làm tăng dịch vị , nhưng nếu dùng sau bữa ăn, ngược lại, làm giảm dịch vị. Chất Gentiopicrin có tác dụng làm tăng dịch vị khi bơm trực tiếp vào dạ dày chó nhưng uống hoặc tiêm tĩnh mạch thì không có tác dụng , điều này cho thấy nó có tác dụng trực tiếp. Long đởm thảo làm giảm thời gian chuyển vận đường ruột của thỏ. Cho chuột dùng Long đởm thảo thấy không có sự thay đổi khẩu vị hoặc trọng lượng gì cả (Trung Dược Học).
  • Theo Ebeling, Long đởm thảo có tác dụng phòng sự lên men , uống ít (nửa giờ trước bữa ăn) có tác dụng kích thích sự bài tiết dịch tiêu hóa, làm khỏa dạ dày, ngược lại , uống sau khi ăn cơm hay uống quá nhiều, lại làm cho tiêu hóa kém sút, hoa mắt, Nhức đầu, mặt đỏ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
  • Dùng nước sắc Long đởm thảo hợp với thuốc Tây thông thường Điều trị 23 cas viêm não B (11 cas nặng, 6 trung bình, 6 nhẹ) bằng nước sắc Long đởm thảo, thay cho thuốc Tây thông thường. Trong số này, có 15 cas nhiệt độ bình thường vào ngày thứ 3, và chỉ có 1 cas có di chứng (Trung Dược Học).
  • Tác dụng kháng khuẩn: Trong thí nghiệm, dịch tiêm Long đởm thảo có công dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh thông thường. Gentiopicrin có công dụng mạnh đối với ký sinh trùng sốt rét (Trung Dược Học).

Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Long đởm thảo

Long đởm thảo là một loại cây mọc tự nhiên

Long đởm thảo là một loại cây mọc tự nhiên

  • Chữa Can Đởm có thực hỏa, mắt đỏ, mắt sưng đau, miệng đắng, tai ù, hông sường đau, gân yếu, sốt cao co giật, thận viêm cấp: Long đởm thảo, Trạch tả, Hoàng cầm, Chi tử, Mộc hương, Xa tiền tử, Cam thảo 4g, Đương quy đều 12g, Sài hồ 8g, Sinh địa 16 g. Sắc lấy nước uống (Long Đởm Tả Can Thang- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị thấp nhiệt làm tổn thương phần huyết, vào đại trường gây ra đi tiêu ra máu: Uống nhiều Long đởm thảo sẽ khỏi (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
  • Chữa chứng cốc đản: Long đởm thảo, Khổ sâm, Ngưu đởm, sắc lấy nước uống (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
  • Chữa trẻ nhỏ bị kinh giản nhập tâm, sốt cao, nóng trong xương, sốt theo mùa, miệng lở: Long đởm thảo, Mạch môn, Bạch thược, Cam thảo, Phục thần, Mộc thông, sắc lấy nước uống (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
  • Chữa dạ dày đau, ăn uống khó tiêu, bụng đầy: Long đởm thảo 0,5g, Hoàng bá 0,5g, Sinh khương 0,3g, Quế chi 0,3g, Hồi hương 0,3 g, Kê nội kim 0,5g, Sơn tra (sao cháy) 1g. Tán mịn thành bột, trộn đều, chia làm 3 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).
  • Chữa gan viêm cấp thể vàng da: Long đởm thảo 16 g, Uất kim 8g, Hoàng bá 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa sốt cao co giật: Long đởm thảo, Phòng phong, Thanh đại đều 12 g, Câu đằng 8g, Hoàng liên 20g, Ngưu bàng tử, Băng phiến, Xạ hương đều 4g. Tán mịn thành bột, làm hoàn, to bằng hạt lúa. Mỗi lần uống 5-10 viên với nước sắc Kim ngân hoa (Lương Kinh Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Ngoài những lợi ích mang lại cho sức khỏe con người từ cây Long đởm thảo thì dược sĩ Nguyễn Thị Thắm hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM còn khuyến cáo cho các bạn đọc một số lưu ý rằng đồi với những người bị các bệnh như tiêu chảy, tỳ Vị hư hàn, không có thực hỏa: không nên dùng cây Long đởm thảo để chữa bệnh.

x

Check Also

Cỏ vòi voi công dụng chữa bệnh gì và cách sử dụng

Cỏ vòi voi là cây dại có tác dụng giảm đau, chống viêm, giải độc. ...

Trình dược viên