Những công dụng chữa bệnh chưa biết đến từ cây Hoa hiên - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Cây thuốc » Những công dụng chữa bệnh chưa biết đến từ cây Hoa hiên

Những công dụng chữa bệnh chưa biết đến từ cây Hoa hiên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Hoa hiên được biết đến như một loại hoa cảnh được trồng khá nhiều ở nước ta, nhưng ít ai biết rằng hoa hiên còn là một loại cây thuốc quý với công dụng chữa bệnh đến bất ngờ.

Những công dụng chữa bệnh chưa biết đến từ cây Hoa hiên

Những công dụng chữa bệnh chưa biết đến từ cây Hoa hiên

Thông tin cần biết về cây Hoa hiên

Hoa hiên hay còn được gọi với tên khác hoàng hoa, huyền thảo…Hoa hiên là loại cây thuộc họ Hành – Liliaceae, có tên khoa học là Hemerocallis fulva L. Hoa hiên thường mọc hoang hay được trồng làm cảnh ở một số vùng có khí hậu ẩm mát quanh năm như Tam đảo, Sapa hay Đà lạt…Đây là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Rễ củ hình trụ dài xếp thành chùm. Lá hình sợi, dài 30cm-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, xếp thành 2 dãy trong một mặt phẳng, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu thuôn nhọn, thường gập xuống, gân song song, hai mặt nhẵn cùng màu, trên mặt có nhiều mạch. Trục mang hoa cao bằng lá, phía trên phân nhánh, có 6-12 hoa. Hoa to, màu vàng đỏ, có mùi thơm, tràng hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến, hoa hiên thường ra hoa vào mùa hạ và mùa thu. Nhị 6. Bầu có 3 ngăn. Quả hình 3 cạnh. Hạt bóng, màu đen.

Theo Y học cổ truyền, hoa hiên vị ngọt, tính mát. Công dụng trị vàng da do rượu, vú sưng đau, tiểu tiện ra sỏi, sạn, chảy máu cam. Thường dùng làm thuốc lợi tiểu, thân thể bị vàng, giảm đau, chữa sốt, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, vú sưng đau, lỵ, chảy máu cam, sưng đau khớp xương, nôn ra máu.

Một số tác dụng dược lý của cây Hoa hiên

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết theo nghiên cứu cơ chế tác dụng của hoa hiên trên súc vật thì thấy:

  • Tăng trương lực của tử cung và thành ruột cô lập. – Tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn là tác dụng trung ương.
  • Cũng như vitamin K, nước sắc hoa hiên có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.
  • Dùng nước sắc hoa hiên thời gian Quick giảm rõ rệt, nghĩa là tăng tỷ lệ protrombin toàn phần.
  • Tiểu cầu tăng, hồng cầu tăng, nhưng số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu không thay đổi.

Đơn thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Hoa hiên

Hoa hiên thường mọc hoang hay được trồng để làm cảnh

Hoa hiên thường mọc hoang hay được trồng để làm cảnh

  • Trị tắc tia sữa: Hoa hiên 12g, bồ công anh 40 g. Sắc lấy nước uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng liền 7 thang.
  • Trị bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh: Hoa hiên 10g, lá dâu 20 g. Nấu canh ăn hàng ngày.
  • Chữa đái buốt đái rắt: Rễ hoa hiên 15g, mã đề 12g, râu ngô 12 g, sắc lấy nước uống ngày một thang, chia làm 2 lần uống trong ngày uống liền 5-10 ngày.
  • Trị kinh nguyệt không đều: Hoa hiên 15g, ích mẫu thảo 12 g, ngảI cứu 12g, rễ củ gai 20g. sắc lấy nước uống ngày một thang chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 7 ngày.
  • Chữa mất ngủ: Hoa hiên 12g, lá dâu tằm 20g, lá vông nem 10g. Nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc đem hoa hiên phơi khô trong râm, sao qua lửa, hằng ngày hãm uống thay chè.
  • Trị chảy máu cam: Lá hoa hiên 15-20 g, nấu với 300ml nước, cô còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Bên cạnh những lợi ích mà cây hoa hiên mang lại cho sức khỏe con người thì dược sĩ Trương Thị Thanh Nga hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng khuyến cáo với các bạn đọc rằng tuyệt đôi không dùng  hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc.

x

Check Also

Cây chỉ thiên có tác dụng gì và sử dụng như thế nào để trị bệnh hiệu quả?

Cây chỉ thiên, loài cỏ mọc hoang phổ biến ở Việt Nam, là một loại ...

Trình dược viên