Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh động kinh
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh động kinh

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh động kinh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Theo Kiến thức Y dược, Động kinh là biểu hiện của sự rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân do sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thời của các tế bào thuộc hệ thần kinh ở não.

benh-dong-kinh-1

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh động kinh

Triệu chứng của bệnh động kinh:

Động kinh là bệnh hệ thần kinh và có rất nhiều dạng, tùy từng dạng sẽ có các biểu hiện khác nhau:

* Động kinh toàn bộ gồm:

  • Cơn giật cơ: cơn co giật cơ ngắn, đối xứng 2 bên, người bệnh sẽ mất ý thức, dễ bị ngã.
  • Cơn tăng trương lực cơ: người bệnh sẽ có biểu hiện co cứng cơ gồng mình lên
  • Cơn mất trương lực cơ: gập người, gục đầu và ngã là những dấu hiệu thường thấy
  • Cơn vắng ý thức: người bệnh thường mắt bất động, mắt nhìn xa xăm, mơ màng và bị ngắt quãng các hoạt động đang làm.
  • Cơn co cứng, co giật (còn gọi là cơn lớn): nhịp tim tăng, huyết áp tăng, dãn đồng tử, co giật 2 bên đột ngột kèm theo hiện tượng thở hổn hển, đái dầm …

* Động kinh cục bộ gồm:

  • Cơn cục bộ phức tạp: người bệnh bị mất ý thức kèm thêm các động tác tự động như nhai, nuốt, liếm, ngoạm, gãi, cọ xát.
  • Cơn cục bộ đơn giản vận động: người bệnh thường co giật chân tay, nửa mặt và nửa người.
  • Cơn cục bộ đơn giản – giác quan: người bệnh bị ảo giác, không nhìn thấy mọi vật xung quanh, miệng thấy đắng và chua.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh:

Có nhiều trường hợp bị động kinh mà các nhà khoa học vẫn không tìm ra nguyên nhân. Số còn lại thường xảy ra do:

  • Người mẹ bị chấn thương, ngộ độc trong thời kỳ mang thai.
  • Mẹ sinh con non, thai nhi bị ngạt khi sinh, có can thiệp gây tai biến, suy hô hấp nặng, bị xuất huyết não màng não, nhiễm trùng hệ thần kinh như các bệnh: viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não, u não, bệnh bẩm sinh về não.
Động kinh

Sau cơn giật người bệnh thường sẽ ngủ

Cách phòng chống bệnh động kinh:

  • Ăn uống điều độ, bổ xung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Với những người mắc bệnh động kinh, điều trị chủ yếu bằng dùng thuốc chống cơn động kinh. Người bệnh không được tự động dùng thuốc kháng động kinh cho trẻ mà phải tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sỹ.
  • Không nên mặc cảm nếu mắc bệnh động kinh mà nên báo cho thầy cô giáo, bạn bè biết tình trạng bệnh, để có thể có thái độ thông cảm, giúp đỡ trẻ đúng mức, tránh kích động.
  • Khi gặp người lên cơn động kinh cần đưa người bệnh vào nơi an toàn, đặt nằm nghiêng đầu để tránh nuốt đàm dãi, nới rộng quần áo cho người bệnh, chèn miệng cho bệnh nhân bằng khăn hoặc vật mềm, không giữ tay chân bé khi đang co giật, tránh đông người đứng xung quanh. Sau cơn giật người bệnh thường sẽ ngủ, vì vậy nên để người bệnh yên tĩnh.
  • Gia đình, bạn bè có người bị bệnh động kinh phải luôn động viên, khuyến khích họ, không để họ bị căng thẳng, không khí an bình, vui vẻ … sẽ giúp trẻ giảm bệnh.
x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên