Metformin là một loại thuốc phổ biến trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuyp 2. Tuy nhiên cũng không phải ai cũng biết chi tiết về loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường này.
- Hiểu hơn về bệnh Lao phổi dưới góc nhìn của các Trình Dược Viên
- Những ứng dụng của khoa học công nghệ vào điều trị Y học
- Trình Dược Viên tư vấn liều dùng thuốc Gatifloxacin chuẩn
Trình Dược Viên hướng dẫn cách dùng thuốc Metformin trị tiểu đường
Thuốc Metformin nhạy cảm với insulin
Insulin là một hocmon tuyết tụy tiết ra, có chức năng kích thích thu nhận glucose, acid béo và acid amin đồng thời biến các chất này thành năng lượng hay dạng dự trữ cho cơ thể.
Theo các Dược sĩ tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Metformin là chất nhạy cảm Insulin, bởi sự có mặt của Metformin làm tăng nhạy cảm của insulin ở gan. Sự có mặt insulin ở gan dẫn đến làm giảm sản xuất glucose ở gan, đây là một trong những nguyên nhân tăng đường huyết trong máu.Mà kiểm soát lượng đường huyết trong máu là vấn đề chủ chốt trong điều trị bệnh đái tháo đường.
Cơ chế hoạt động của thuốc Metformin
Ở người có bệnh tăng đường huyết, Metformin có tác dụng làm giảm đường huyết nhưng không gây tai biến hạ đường huyết (trừ trường hợp nhịn đói hoặc dùng thuốc hiệp đồng tác dụng). Metformin làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương khi đói và sau bữa ăn ở người bệnh tăng đường huyết typ II. Thuốc làm tăng sử dụng glucose ở tế bào. Giảm hấp thu glucose ở ruột. Ức chế tổng hợp glucose ở gan.
Ngoài tác dụng chống tăng đường huyết, Metformin còn có ảnh hưởng tốt trên chuyển hóa lipid. Thuốc làm giảm triglycerid huyết và chỉ số mỡ máu. Có thể nói thuốc phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường kèm béo phí. Thuốc Metformin giúp giảm cân, có thể từ 2-3 cân.
Metformin dùng điều trị bệnh tăng đường huyết týp II, khi người bệnh không thể giảm glucose huyết bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần. Có thể phối hợp Metformin với một sulfonylure, khi dùng Metformin hoặc sulfonylure đơn thuần kém hiệu quả.
Trong khi dùng Metformin (hoặc sulfonylure) vẫn phải kết hợp kiêng ăn các loại thức ăn, thức uống có chỉ số làm tăng đường huyết cao và tập thể dục hằng ngày thì mới có hiệu quả.
Những trường hợp chống chỉ định dùng thuốc Metformin
Theo lời các Trình Dược Viên cho biết, các bệnh tăng acid lactic như suy tim, thiếu oxy mô, sốc, nhiễm trùng huyết hoặc các bệnh giảm loại trừ acid lactic như bệnh gan nặng, nghiên rượu, bệnh thận là các yêu tố thúc đẩy nhiễm acid lactic. Nguyên nhân là do các bệnh nhân phải trải qua chẩn đoán X quang bằng chất cản quang loại phẩm nhuộm phải ngừng Metformin trước và sau 2 ngày vì các chất này làm tăng áp suất thẩm thấu gây mất nước dẫn đến suy thận làm tích tụ Metformin gây biến chứng hạ đường huyết.
Thuốc Metformin trị tiểu đường
Trong khi đang sử dụng các loại thuốc như nifedipin, isoniazid, thuốc lợi tiểu, corticosteroid, acid nicotinic, phenitoin, oestrogen, thuốc tránh thai uống, chế phẩm tuyến giáp sẽ làm giảm đi sự hiệu quả của thuốc Metformin.
Thuốc Metformin không được chuyển hóa và được thải trừ ở ống thận dưới dạng không đổi. Do đó, cần phát thận trọng với người mắc bệnh thận, bởi nếu dùng thuốc Metformin ở người mắc bệnh thận sẽ khiến cho thận không đào thải được thuốc, dẫn đến tăng nồng độ thuốc trong máu gây nguy hiểm cho cơ thể.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị tiểu đường Metformin cần nghiêm cấm sử dụng rượu, bởi sẽ làm đường huyết hạ đột ngột mạnh dẫn tới nguy hiểm.
Trên đây là một số thông tin về thuốc Metformin mà các Trình Dược Viên tổng hợp chia sẻ. Hi vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn về loại thuốc Metformin điều trị bệnh tiểu đường tuyp 2 này.
Nguồn: trinhduocvien.edu.vn