Hiểu hơn về bệnh Lao phổi dưới góc nhìn của các Trình Dược Viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Hiểu hơn về bệnh Lao phổi dưới góc nhìn của các Trình Dược Viên

Hiểu hơn về bệnh Lao phổi dưới góc nhìn của các Trình Dược Viên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh tử vong.

Lao phổi là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra

Lao phổi là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra

Thông tin về bệnh lao phổi

Theo Trình Dược Viên cho biết, bệnh lao (còn gọi là TB) là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Nếu vi trùng lao thâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể và sinh sôi đồng thời cơ thể không thể chống lại nó, khi đó sẽ hình thành bệnh lao.

Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch – tiết niệu, lao ruột, trong đó bệnh lao phổi thường gặp nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, nếu xét nghiệm soi đờm trực tiếp thấy có vi khuẩn lao thì người bệnh được chẩn đoán là lao phổi AFB(+) và ngược lại là lao phổi AFB(-)

Bệnh lao phổi là do đâu?

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn lao có thể qua đường máu hay bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó.

Vi khuẩn lao có khả năng kháng lại cồn và axit mà ở nồng độ đó vi khuẩn khác bị tiêu diệt. Vi khuẩn lao tồn tại được nhiều tuần trong đờm, rác ẩm và tối, chết ở nhiệt độ 1000C/5 phút và dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời.

Những biểu hiện điển hình của bệnh lao phổi

Theo các Dược sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, khi mắc lao phổi người bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện điển hình như:

  • Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi
  • Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở
  • Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc
  • Đổ mồ hôi trộm về đêm
  • Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều
  • Chán ăn, gầy sút

Không phải ai cũng có những biểu hiện giống nhau, do đó, nếu thấy ho bất thường mọi người nên đi kiểm tra bác sĩ để đánh giá chính xác hơn.

Lao phổi được điều trị như thế nào?

Hiện nay việc điều trị bệnh lao phổi thường là dùng thuốc trị lao, hầu hết các trường hợp mắc bệnh lao phổi đều có thể chữa khỏi khi được điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc. Các phác đồ điều trị bệnh lao được phân ra tùy theo từng trường hợp cụ thể. Sử dụng những loại thuốc nào và điều trị trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Sức khỏe người bệnh
  • Độ tuổi
  • Khả năng đề kháng với thuốc
  • Loại lao mắc phải là lao phổi hay lao ngoài phổi. Trường hợp những người mắc bệnh lao ngoài phổi chỉ cần dùng một loại kháng sinh lao, trong khi đó những người bị bệnh lao phổi thường phải dùng nhiều loại thuốc.

Điều trị và phòng ngừa bệnh lao phổi

Điều trị và phòng ngừa bệnh lao phổi

Phòng ngừa bệnh lao hiệu quả

Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh lao phổi có thể áp dụng một số kiến thức Y dược sau:

  • Tiêm phòng bệnh lao phổi: Tiêm BCG được thực hiện cho trẻ em để phòng chống lao. Hiện nay, nhà nước đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
  • Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi.
  • Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
  • Người bệnh lao phổi tránh gây lây nhiễm cho người khác bằng cách là không ngủ cùng phòng với người khác, không đến những nơi đông người…
  • Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào đúng chỗ qui định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp.
  • Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đầy đủ, tập thể dục đều đặn và không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá…
  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.

Trên đây là một số thông tin về bệnh Lao phổi mà mọi người nên tìm hiểu để có thể biết cách phòng tránh cũng như biết phương pháp xử lý nếu không may mắc phải bệnh lý này!

Nguồn: trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên