Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ Khổ qua - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Cây thuốc » Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ Khổ qua

Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ Khổ qua

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Khổ qua là một loại quả thường được sử dụng chế biến khá nhiều món ăn, bên cạnh đó khổ qua còn được xem là một cây thuốc vị thuốc Đông y với công dụng điều trị bệnh vô cùng hiệu quả.

Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ Khổ qua

Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ Khổ qua

Một số thông tin cần biết về Khổ qua

Khổ qua ở một số vùng miền nước ta còn gọi là Mướp đắng, đây là cây thuộc họ Bầu Bí (Cucurbitaceae), có tên khoa học là Momordica charantia L. Khổ qua là cây dạng dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le,dài 5cm-10cm, rộng 4cm-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thùy, hình trứng, mép khía răng. Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi, dài 8cm-15cm, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có màu vàng xanh, khi chín mầu vàng hồng. Hạt dẹp, dài 13mm-15 mm, rộng 7mm-8mm, trông gần giống hạt Bí ngô. Quanh hạt có màng đỏ bao quanh.

Trong quả Khổ qua có chứa Charantin, b-Sitosterrol-b-D- glucoside) và 5,25-Stigmastadien-3b-D-glucoside. Ngoài ra các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM còn cho biết trong quả khổ qua có tinh dầu rất thơm, Glucosid, Saponin và Alcaloid Momordicin. Còn có các Vitamin B1, C, Betain, Caroten, Adenin, các enzym tiêu protein. Hạt chứa dầu và chất đắng; Quả chứa Glycosit đắng là Momordicin, Adenin, Vitamin B1, C, Betain. Hạt có chất keo.

Ứng dụng khổ qua vào một số bài thuốc chữa bệnh

Khổ qua được trồng khá phổ biến ở nước ta

Khổ qua được trồng khá phổ biến ở nước ta

  1. Trị rôm sẩy: Lá Khổ qua tươi, nấu lấy nước tắm, ngày 3-4 lần (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
  2. Chữa vị khí đau: Khổ qua, cắt, ăn(Trấn Nam Bản Thảo).
  3. Trị phiền nhiệt, miệng khô: Khổ qua bỏ ruột, thái ra, sắc uống (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
  4. Chữa mụn nhọt: Khổ qua tươi, nghiền nát, đắp bên ngoài da (Tuyền Châu Bản Thảo).
  5. Trị trúng thử phát sốt: Khổ qua sống 1 quả, khoét bỏ ruột. Cho trà (chè) vào, phơi trong râm cho khô. Mỗi lần dùng 8-12g sắc uống thay nước trà (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
  6. Chữa mắt đau: Khổ qua, cắt ra, ăn, uống thêm nước sắc Đăng Tâm (Trấn Nam Bản Thảo).
  7. Chữa lỵ: Khổ qua tươi nghiền nát, ép lấy 1 bát nước cốt uống(Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
  8. Chữa choáng váng, tăng huyết áp: Khổ qua 250g, nghêu 0,5 kg, muối, rượu vang, tỏi băm, nước cốt gừng, rượu trắng, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột rửa sạch, trụng nước sôi, vớt ra, ngâm nước lạnh loại bỏ vị đắng, thái lát, nghêu cho vào chảo nấu nở ra, bỏ vỏ, lấy thịt, cho vào chảo có ít dầu , thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối đảo đều. Khổ qua lát lót đáy chảo, bỏ thịt nghêu trên đó, thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối, tỏi băm, nước nấu đến khi thịt nghêu thắm vị, rưới dầu mè thì dùng.
  9. Chữa đinh độc đau chịu không nổi: Lá Khổ qua, thái nhỏ. Mỗi lần dùng 10g, uống với rượu nhạt. Ngày 2-3 lần. Có thể dùng rễ Khổ qua nghiền nát, hòa với mật, bôi (Trung Quốc Dân ).
  10. Chữa tăng huyết áp: Khổ qua tươi 250 g, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm , nước tương (mắm), dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bổ hột, rửa sạch, trụng nước sôi 3 phút, thái sợi, trộn vào hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè, trộn đều thì dùng.
  11. Chữa cao mỡ máu:  Khổ qua 1 quả, mật ong 20ml, sữa bò 200 ml. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát hoặc thái nhuyễn, cùng sữa bò xay lấy nước, đổ vào ly, thêm mật ong trộn đều. Mỗi sáng và chiều chia uống 2 lần.
  12. Chữa xơ vữa động mạch: Khổ qua tươi 250 g, dầu ăn, gừng sợi, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua tươi móc bỏ ruột, rửa sạch, thái sợi, đổ dầu ăn vào chảo, thêm gừng sợi, hành hoa phi thơm, bỏ khổ qua sợi xào nhanh trong giây lát, nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng.
  13. Chữa vị khí thống: Khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, uống với nước ấm.
  14. Điều trị cảm cúm: Ruột khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ , bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng. Khổ qua dùng để chế biến món ăn và có tác dụng rất tốt.
  15. Chữa phiền nhiệt miệng khát: Người mất sức, vã mồ hôi, khí âm lưỡng hư: khổ qua 200g, thịt gà 100g, đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua, thịt gà lần lượt rửa sạch, khổ qua bỏ ruột, thái cọng dài, thịt gà thái sợi. Khổ qua trụng trong nước sôi, vớt ra , để ráo, đặt trong thau; gà sợi cho vào chảo xào sơ, cũng chứa trong thau, thêm vừa đủ đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè trộn đều thì dùng.
  16. Chữa nhiệt độc tả lỵ:  Dây khổ qua 60 g, đường đỏ vừa đủ. Dây khổ qua rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước, thêm đường đỏ thì dùng. Ngày 3 – 4 lần.
  17. Chữa trẻ em kiết lỵ: Khổ qua vừa đủ, mật ong vừa đủ. Khổ qua rửa sạch, giã vắt lấy nước, pha với mật ong, ngày 1 – 2 lần.
  18. Chữa thấp chẩn (chàm): Lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, đắp tại chỗ.
  19. Chữa trẻ tiêu chảy:  Dây khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.
  20. Chữa đinh nhọt đau không chịu được:  Lá khổ qua rửa sạch, phơi khô, tán mịn thành bột, uống với rượu trắng 15 g.
  21. Chữa trẻ nôn ói: Rễ khổ qua 6g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng.
  22. Chữa đại tiện ra máu: Rễ khổ qua 200 g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.
  23. Chữa tiêu khát (bệnh đái tháo đường): khổ qua 250 g rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng. Ngày vài lần, mỗi lần 1 chén.
  24. Chữa nhọt lâu ngày không vỡ:  Khổ qua 1 quả rửa sạch, vắt nước, thoa lên nhọt, ngày 3 lần.
  25. Chữa nhiệt độc nhọt sưng: lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước, thoa tại chỗ.
  26. Chữa bệnh nhọt, người cao tuổi bị đái tháo đường biến chứng võng mạc: Khổ qua 100g, bắp 100 g, đường phèn 10 g. Khổ qua và bắp lần lượt rửa sạch, hai thứ cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh , chuyển lửa ninh chè, khi chín, nêm đường phèn cho tan đều. Mỗi ngày chia dùng sáng và chiều.

Tác dụng dược lý của khổ qua

Khổ qua có một số tác dụng dược lý như Tác dụng hạ đường huyết: Xác định lượng đường niệu của thỏ nuôi, sau đó cho uống nước cốt Khổ Qua, thấy huyết hạ rõ (Trung Dược Đại TừĐiển). Tiêm não thùy thể dưới da của chuột lớn để gây tăng đường huyết rồi cho uống nước cốt Khổ qua, thấy có tác dụng hạ đường huyết (Trung Dược Đại TừĐiển).

Ngoài những lợi ích mà khổ qua mang lại cho sức khỏe chúng ta thì các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM còn khuyến cáo rằng những người tỳ vị hư hàn, ăn Khổ qua sẽ bị thổ tả, bụng đau.

x

Check Also

Cỏ vòi voi công dụng chữa bệnh gì và cách sử dụng

Cỏ vòi voi là cây dại có tác dụng giảm đau, chống viêm, giải độc. ...

Trình dược viên