Bệnh viêm loét dạ dày nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của con người.
- Những loại thuốc tốt nhất dành cho bà bầu?
- 9 sai lầm thường gặp khi bà bầu sử dụng Elevit
- Thận trọng khi dùng thuốc Arcoxia 90mg
Điều trị viêm loét dạ dày bằng cimetidin theo hướng dẫn của Trình Dược viên
Cimetidin là một trong những loại thuốc tân dược thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, thực quản, mặc dù đem lại hiệu quả cao nhưng nếu không biết cách dùng thì cũng có thể gây ra những tác dụng ngược khó lường, cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách dùng Cimetidin điều trị viêm loét dạ dày thế nào cho đúng và hiệu quả nhất.
Tìm hiểu thêm về thuốc Cimetidin
Theo các giảng viên giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội thì Cimetidin là một loại thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin có tác dụng ức chế sự cạnh với histaminh tại thụ thể H2 của tế bào và mang lại hiệu quả giảm lượng bài tiết và giảm nồng độ axit dạ dày của người bệnh khi đói. Cimetidin có tác dụng giúp làm liền các vết loét tá tràng. Người bệnh có thể điều trị ngắn ngày bằng Cimetidin trong khoảng từ 4 đến 8 tuần.
Bệnh viêm loét dạ dày thực quản càng được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị càng cao, chính vì thế mà ngay khi thấy cơ thể có các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, giảm cân đột ngột, nôn ra máu, ợ hơi, ăn không ngon…thì các bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra để sớm tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh để xảy ra biến chứng.
Dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
Sử dụng Cimetidin điều trị viêm loét dạ dày, thực quản
Trong quá trình sử dụng thuốc Cimetidin để điều trị bệnh viêm loét dạ dày thực quản thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề được các Trình Dược viên chỉ ra sau đây:
- Thuốc cimetidin có thể gây ra các tương tác bất lợi với nhiều loại thuốc khác nhua nên người cần phối hợp thật cẩn thận khi phối hợp thuốc.
- Khi mua thuốc theo kê đơn của Dược sĩ tại các Nhà thuốc GPP, người bệnh cần phải hỏi thật kỹ về liều dùng và các kiêng khem nhất định để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.
- Thuốc cimetidin và thuốc kháng axit phải được sử dụng cách nhau một giờ để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
- Thuốc cimetidin có thể làm mất đi các triệu chứng của bệnh ung thư và làm chậm khả năng chẩn đoán bệnh nên người bệnh cần phải thăm khám sức khỏe thận cẩn thận trước khi sử dụng thuốc.
- Thuốc cimetidin dễ gây ra các tác dụng phụ như làm giảm bài tiết axit, giảm hấp thu vitamin B12, gây ra tình trạng thiếu máu ở người bệnh nên bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc khi có sự đồng ý và chỉ định từ bác sĩ. Nhanh chóng đến bệnh viện khi thấy tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Chế độ ăn uống khi bị viêm loét dạ dày tá tràng
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày thực quản thì người bện tuyệt đối không được sử dụng các loại thức uống có cồn và chất kích thích và đồ ăn cay nóng. “Bản thân mình đã từng bị viêm loét dạ dày nên rất hiểu cảm giác đau đớn mà bệnh gây ra như nào, sử dụng cimetidin để điều trị viêm loét dạ dày giúp mang lại hiệu quả cao nhưng người bệnh cần phải sử dụng đúng cách và đúng phương pháp, nếu không thì hậu quả sẽ khó lường hơn” – Lan Anh (sinh viên Truong Cao Dang Duoc Sai Gon) chia sẻ
Thuốc Tây giống như một con dao 2 lưỡi, dùng đúng cách thì chữa khỏi bệnh nhưng nếu dùng sai cách lại có thể khiến người dùng mất mạng. Do đó, mỗi người cần tự trang bị cho mình những kiến thức Y Dược cần thiết để có thể bảo vệ mình và người thân.
Nguồn: Trinhduocvien.edu.vn