Khi bị đau rát họng nên uống thuốc gì? - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Khi bị đau rát họng nên uống thuốc gì?

Khi bị đau rát họng nên uống thuốc gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...

Đau rát họng là một triệu chứng phổ biến xuất hiện trong nhiều tình trạng khác nhau của đường hô hấp. Vây, khi bị đau rát họng nên uống thuốc gì để giảm bớt triệu chứng?

<center><em>Đau rát họng thường khiến người bệnh khó nuốt..</em></center>

Đau rát họng thường khiến người bệnh khó nuốt..

1. Nguyên nhân gây đau rát họng

Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Đau rát họng là tình trạng khi cổ họng bị đau, thường đi kèm với cảm giác rát, ho, khó nuốt, có đờm và nhiều triệu chứng khác. Có nhiều nguyên nhân gây đau rát họng, có thể phân loại thành nguyên nhân lành tính hoặc nguyên nhân ác tính.

Nguyên nhân ác tính bao gồm các loại ung thư như ung thư vòm họng, ung thư hạ họng.

Nguyên nhân lành tính có thể xuất phát từ thời tiết thay đổi đột ngột, sử dụng thực phẩm và đồ uống lạnh, tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ điều hòa thấp, tiếp xúc thường xuyên với môi trường có nhiều khói bụi, sử dụng bia rượu, hút thuốc lá, tiêu thụ thực phẩm cay nóng thường xuyên, cũng như các vấn đề sức khỏe như viêm họng và viêm amidan…

Theo đó, quyết định sử dụng loại thuốc nào để giảm đau và rát họng thường phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của tình trạng.

2. Khi bị đau rát họng nên uống thuốc gì?

Dưới đây Thuốc tân dược là một số loại thuốc thường được áp dụng để điều trị đau và rát họng:

Thuốc giảm đau: Paracetamol (hay còn gọi là acetaminophen) thường được sử dụng để giảm đau và rát họng. Đây là loại thuốc không đòi hỏi đơn thuốc và có thể mua tại các cửa hàng thuốc. Tuy nhiên, người sử dụng cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất (được cung cấp trong hướng dẫn sử dụng kèm theo sản phẩm) hoặc theo tư vấn của dược sĩ. Quan trọng là không sử dụng quá liều và tuân thủ thời gian sử dụng được khuyến nghị.

Thuốc kháng viêm Alpha chymotrypsin: Đây là một dạng men thuốc kháng viêm phổ biến được sử dụng để giảm viêm, giảm sưng nề trong họng và niêm mạc của đường hô hấp. Tuy nhiên, việc sử dụng cần được kiểm soát để tránh lạm dụng.

Thuốc kháng sinh: Nếu đau rát họng là kết quả của nhiễm trùng do vi khuẩn, việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn. Các loại thuốc kháng sinh phổ biến như amoxicillin, cephalexin thường được sử dụng trong trường hợp này. Việc sử dụng kháng sinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều lượng và nên duy trì đúng liều lượng hàng ngày.

<center><em>Có thể uống nước ấm để giảm rát họng</em></center>

Có thể uống nước ấm để giảm rát họng

Thuốc súc họng: Nước súc họng là một công cụ hỗ trợ để làm sạch khoang miệng, điều trị một số vấn đề về họng và giúp giảm đau rát. Có nhiều loại thuốc súc họng khác nhau, được chọn lựa tùy thuộc vào mục đích điều trị. Một số sản phẩm có chứa chất kháng khuẩn, tinh dầu, và để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên súc họng sau khi đánh răng và thực hiện 1-3 lần/ngày.

3. Biện pháp tự nhiên để giảm đau rát họng

Theo Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược chia sẻ có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên để giảm đau rát họng mà không cần sử dụng thuốc, bao gồm:

– Súc họng nước muối: Thực hiện súc họng bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ngày để giảm viêm và dịu niêm mạc họng.

– Uống nhiều nước ấm: Uống nước ấm giúp làm dịu cổ họng đau rát và đồng thời làm loãng chất nhầy trong họng.

– Tắm nước nóng: Sử dụng nước nóng để tắm cũng có thể giúp xoa dịu cổ họng nhờ vào hơi ấm từ nước nóng.

– Tạo độ ẩm không khí: Tăng độ ẩm trong không khí có thể giúp làm dịu các mô mũi và cổ họng sưng tấy. Máy tạo ẩm phun sương là một phương tiện hiệu quả để gia tăng độ ẩm trong phòng.

– Uống nước có chứa các thành phần tự nhiên như nước ấm pha với mật ong, mật ong pha với nước cốt chanh, nước gừng ấm, hoặc nước quất hấp phèn cũng có thể giúp dịu cổ họng và giảm đau rát.

Xem thêm tại: trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Sử dụng các loại thuốc giảm đau tổng hợp cần lưu ý gì?

Thuốc giảm đau có vai trò quan trọng trong việc làm dịu và giảm tác ...

Trình dược viên