Trình Dược viên cảnh báo một số loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Trình Dược viên cảnh báo một số loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Trình Dược viên cảnh báo một số loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Một số loại thuốc khi sử dụng lâu dài có thể gây ra bệnh gout (gút), sau đây là một số loại thuốc bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng để đề phòng nguy cơ mắc bệnh gút.

Trình Dược viên cảnh báo một số loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Trình Dược viên cảnh báo một số loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh gout là một bệnh khớp, nguyên nhân gây ra bệnh là do sự tăng của axit uric trong máu và lắng đọng các hạt tinh thể urat trong khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp tính. Các triệu chứng phát bệnh đột ngột, diễn biến theo từng đợt, thường bắt đầu từ các khớp ở chi dưới, nhất là ở ngón cái bàn chân. Cơn gout cấp tính gây sưng nóng đó, đau dữ dội, người bệnh cảm thấy đau đớn và không thể đi lại bình thường. Một số dấu hiệu khác trong giai đoạn cấp tính như: bệnh nhân sốt cao, lạnh run…

Những loại thuốc làm tăng nguy cơ bị bệnh gout

Các chuyên gia khuyến cáo, những loại thuốc Tân Dược sau đây khi sử dụng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout hoặc làm bệnh nặng thêm:

  • Thuốc corticoid:

Nhiều bệnh nhân bị gout bị các cơn đau dữ dội hành hạ đã tìm đến các loại thuốc corticoid. Các bác sĩ cảnh báo việc bệnh nhân tự ý dùng thuốc corticoid để giảm đau rất nguy hiểm bởi các loại thuốc này tuy có thể giảm nhanh các triệu chứng đau khớp nhưng lại gây ra rất nhiều tác dụng phụ về lâu dài như: tăng huyết áp, đái tháo đường, đục thủy tinh thể… Do vậy bệnh nhân không được lạm dụng thuốc có chứa corticoid. Việc dùng thuốc nào, liều lượng bao nhiêu cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

  • Aspirin:

Loại thuốc này thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày tá tràng và xuất huyết tiêu hóa. Từ khi có những loại thuốc chống viêm không steroid khác ra đời hiệu quả và an toàn hơn thì Aspirin ngày càng ít được sử dụng để chống viêm khớp.

Theo Kiến thức Y Dược, ngày nay, aspirin liều thấp lại được khuyến cáo sử dụng chống ngưng kết tập tiểu cầu, dự phòng các biến chứng tắc mạch do huyết khối, cũng như vẫn còn được sử dụng như là thuốc hạ sốt, giảm đau. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, dùng aspirin liều thấp (ít hơn 2g/ngày) cũng là nguyên nhân của bệnh gút thứ phát, liều cao trên 2g/ngày lại tăng thải acid uric qua thận dẫn đến giảm acid uric máu.

Dùng thuốc Aspirin làm tăng nguy cơ bị bệnh gout

Dùng thuốc Aspirin làm tăng nguy cơ bị bệnh gout

  • Thuốc lợi tiểu:

Đây cũng là một trong những loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Các loại thuộc lợi tiểu gồm các thuốc nhóm tác dụng lên quai thận (ethacrynic acid, furosemide…), nhóm thiazide (bendroflumethiazide, chlorthalodone, hydrochlorothiazide…), nhóm giữ K+ (amiloride, spironolactone, triamterene)…

Loại thuốc này rất cần thiết cho những bệnh nhân bị các bệnh về tim mạch như: suy tim, tăng huyết áp; bệnh thận (viêm cầu thận, suy thận)… Các thuốc lợi tiểu được chỉ định dùng trong điều trị phù do suy tim, xơ gan, suy thận cấp hay mạn tính, hội chứng thận hư… có thể dùng đơn độc hoặc sử dụng kết hợp với các loại thuốc hạ huyết áp khác để điều trị bệnh tăng huyết áp.

Các chuyên gia cho biết, các loại thuốc lợi tiểu (trừ spironolacton) đều làm tăng axit uric trong máu dẫn đến bệnh gút do làm giảm thải tiết acid uric qua ống thận. Khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần được theo dõi nồng độ acid uric máu hoặc dấu hiệu cơn gút cấp có thể xảy ra thì phải giảm liều thuốc lợi tiểu.

  • Thuốc chống lao:

Các Trình Dược viên cho biết, các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lao hiện nay cũng là làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh gout do làm tăng axit uric trong máu. Việc dùng thuốc điều trị lao là vô cùng cần thiết nên bệnh nhân không được tự ý bỏ thuốc ngay cả khi có cơn đau khớp do bệnh gút cấp.

  • Các thuốc khác:

Các bác sĩ cho biết, một số loại thuốc khác có thể gây ra bệnh gout thứ phát như omeprazol,  các thuốc hóa trị điều trị ung thư, đặc biệt ung thư máu dòng tủy cũng làm gia tăng phá hủy tế bào, tăng sản xuất ra acid uric và do đó có thể gây nên cơn gút cấp tính.

Lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng thuốc

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị gout thì cần tránh sử dụng những loại thuốc trên để tránh bệnh càng trầm trọng. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì nên sử dụng liều tối thiểu và dùng trong thời gian ngắn nhất có thể. Theo dõi thường xuyên nồng độ axit uric trong máu và phòng bệnh tái phát bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện…

Khi dùng thuốc người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc điều trị vì sợ đau do bệnh gút. Nếu có các triệu chứng của bệnh gout thì bệnh nhân nên báo với bác sĩ điều trị để có phương án xử lý phù hợp.

Nguồn: Trinhduocvien.edu.vn tổng hợp.

x

Check Also

Những nhóm thuốc điều trị chứng đau nhức xương khớp

Cảm giác đau nhức xương khớp là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ...

Trình dược viên