Sinh viên ngành Dược mới ra trường cần làm gì để không thất nghiệp - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Tin tức Y Dược » Sinh viên ngành Dược mới ra trường cần làm gì để không thất nghiệp

Sinh viên ngành Dược mới ra trường cần làm gì để không thất nghiệp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Băn khoăn về nghề nghiệp khi vừa mới ra trường có lẽ là nỗi lo chung đối với tất cả sinh viên, kể cả đối với những ngành hot như “nhất Y, nhì Dược”. Vậy, sinh viên ngành Dược cần chuẩn bị gì để có thể lọt vào “mắt xanh” của nhà phỏng vấn ngay từ cái nhìn đầu tiên? Hãy cùng Tin tức Y Dược đi tìm câu trả lời nhé!

 

Ra trường - niềm vui hay nỗi lo?

Ra trường – niềm vui hay nỗi lo?

Sinh viên mới ra trường và những vấn đề gặp phải khi vừa tốt nghiệp

Thiếu kinh nghiệm và kỹ năng

Câu hỏi muôn thủa của các nhà tuyển dụng bao giờ cũng là: kinh nghiệm ? Bạn đã có được những kinh nghiệm gì ? Bạn có hiểu biết gì về công việc của công ty ? Lúc này bạn đừng bao giờ nói rằng bạn là sinh viên mới ra trường, chưa đi làm nên chưa có kinh nghiệm. Câu trả lời như vậy rất dễ bị mất điểm trước mặt các nhà tuyển dụng.

Việc chỉ học lí thuyết, ngại tham gia các phong trào, các hoạt động xã hội hay tham gia những công việc làm thêm phù hợp cũng khiến cho bạn thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu các kỹ năng làm việc trong khi các bạn đồng trang lứa khác có thể đã đi hơn mình một đoạn… rất xa!

Bị động khi tìm việc

Các giảng viên ở trường Cao đẳng Y Dược TPHCM chỉ ra rằng các bạn sinh viên mới ra trường thường rất bị động trong việc đi tìm việc. Phần lớn, các bạn còn ngần ngại và không dám thử thách bản thân. Một bộ phận khác lại có suy nghĩ dựa dẫm, ỷ lại vào bố mẹ và người thân hoặc chờ đợi một công ty, một cơ quan nào đó đến tìm mình!

Bài toán đau đầu mang tên "tìm việc làm"

Bài toán đau đầu mang tên “tìm việc làm”

Vậy, để xin được việc, sinh viên ngành Dược cần chuẩn bị những gì ngay từ bây giờ?

Trình độ chuyên môn cụ thể

Theo GS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, Giảng viên Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, “Công việc của một dược sĩ chính là: điều chế dược phẩm, phân phối thuốc theo toa, tư vấn cho bác sỹ và những người hành nghề y về sự lựa chọn, liều lượng, tác dụng và phản ứng của các loại thuốc. Đồng thời, giám sát tình trạng sức khỏe và biến chuyển của bệnh nhân phản ứng với phương pháp điều trị dùng thuốc để đảo đảm tính an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng loại thuốc.”

Ngành dược chia thành nhiều cấp học nhưng phổ biến là dược sĩ trung học (dược tá) và dược sĩ đại học (dược sĩ). Dược sĩ trung học được phép tham gia làm việc ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của ngành dược với vai trò trợ lý của dược sĩ đại học. Còn với tấm bằng dược sĩ đại học, bạn có thể tham gia vào toàn bộ thế giới rộng lớn của nghề dược. Trình dược viên hiện nay cũng là một lựa chọn của nhiều bạn trẻ.

Cẩn thận, chi tiết

Bên cạnh bằng cấp, trình độ, người theo ngành dược còn thêm khả năng chú ý đặc biệt đến từng chi tiết của các loại thuốc, toa thuốc, tình trạng bệnh của bệnh nhân. Họ phải cực kỳ cẩn thận khi kê toa thuốc. Nhiều bệnh nhân có thể đưa ra thêm nhiều câu hỏi và tùy thuộc vào tình hình mà dược sĩ có thể tư vấn trực tiếp hoặc khuyên bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Cho cả trường hợp người bệnh dùng nhiều loại thuốc với nhiều bệnh khác nhau, bắt buộc người dược sĩ sẽ phải hướng dẫn họ cách dùng và theo dõi cẩn thận để tránh các biến chứng.

Có kỹ năng giao tiếp với khách hàng

Theo lý luận của Tâm lý học hoạt động: Giao tiếp xã hội là yếu tố quan trọng, góp phần tạo dựng nên thành công trong bất kỳ lĩnh vực gì. Giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc.

Đối tượng khách hàng của dược sĩ hầu hết sẽ là bệnh nhân. Đôi khi, trong lúc chịu đựng bệnh tình của mình, nhiều khách hàng trở nên hoảng sợ, mất bình tĩnh hoặc thiếu kiên nhẫn. Đó là phản ứng tự nhiên và một người thầy thuốc tốt sẽ biết cách làm mọi điều tốt nhất, làm hết sức mình nhằm khiến khách hàng thoải mái dễ chịu nhất có thể. Đây là một bước rất quan trọng trong quy trình chăm sóc sức khỏe.

Sẵn sàng trau dồi, học hỏi để thay đổi bản thân

Sẵn sàng trau dồi, học hỏi để thay đổi bản thân

Nhiệt huyết, chân thành và đam mê

Dù rằng khi chọn con đường dược sĩ bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian cho việc học tập và trau dồi kiến thức, đồng thời đòi hỏi sự hi sinh cống hiến, ít nhất mười năm kể từ bước chân đầu tiên vào giảng đường đại học. Nhưng phần thưởng đổi lại cho những ai chọn dược sĩ làm mục tiêu nghề nghiệp cũng thực sự xứng đáng:

Thời gian công việc một ngày của dược sĩ tương đối ổn định hơn so với những người cùng chọn nghề chăm sóc sức khỏe khác, như bác sĩ phẩu thuật hay điều dưỡng… Những người làm việc tại các nhà thuốc có thời gian biểu cố định, đến vào buổi sáng và ra về vào đầu buổi tối, chứ không phải làm việc theo ca, làm đêm hoặc đột ngột nhận tin báo rồi vội vàng lao đến bệnh viện lúc nửa khuya vì có một ca mổ khẩn cấp.

Thu nhập của những người làm việc ngành dược tương đối cao và ổn định. Điều quan trọng nhất, sự trưởng thành trong lĩnh vực họ theo đuổi, cơ hội học tập tại nước ngoài, điều kiện mở rộng tầm nhìn, và đặc biệt, trái tim bạn sẽ rộng mở, bao dung khi tiếp xúc với những mảnh đời không may. Sự tiếp xúc đó giúp bạn điều chỉnh hành vi trong cuộc sống, luôn có động lực phát triển vì mục tiêu cao cả hơn mang nhiều ý nghĩa xã hội. Và đó là những gì ngành dược dành tặng cho những ai biết cống hiến vì sự sống của người khác.

x

Check Also

Cảnh báo dấu hiệu dùng quá liều Omega-3 cần ngừng sử dụng

Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa ...

Trình dược viên