Khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn các bác sĩ thường kê đơn một loại thuốc phổ biến đó là Azithromycin. Vậy sử dụng thuốc Azithromyci như thế nào?
Tìm hiểu cách sử dụng thuốc Azithromyci
Sử dụng thuốc Azithromyci như thế nào
Dược sĩ trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Azithromycin không có tác dụng đối với các bệnh do nhiễm virus (như cảm lạnh, cúm thông thường). Bên cạnh đó, sử dụng không cần thiết hoặc lạm dụng bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể dẫn đến làm giảm hiệu quả của thuốc. Azithromycin được dùng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc là một kháng sinh nhóm macrolid.
Liều dùng azithromycin cho người lớn:
- Thuốc dạng uống
Đối với nhiễm khuẩn da và mô mềm: Người lớn: 500 mg mỗi ngày một lần trong 3 ngày. Ngoài ra, liều duy nhất 500 mg vào ngày thứ nhất, tiếp theo là liều 250 mg một lần mỗi ngày trong 4 ngày.
Nhiễm trùng đường hô hấp: Người lớn: 500 mg mỗi ngày một lần trong 3 ngày. Liều duy nhất 500 mg vào ngày thứ nhất, tiếp theo là liều 250 mg một lần mỗi ngày trong 4 ngày.
U hạt ở bẹn: Người lớn: Ban đầu, liều 1 g, tiếp theo liều 500 mg mỗi ngày.
Thuốc dạng tiêm tĩnh mạch: Trị sốt thương hàn do Salmonella typhi: Người lớn: 500 mg một lần mỗi ngày trong 7 ngày.
Liều dùng azithromycin cho trẻ em
- Thuốc dạng uống
Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Trẻ em trên 6 tháng tuổi: 10 mg/kg; 15 – 25 kg: 200 mg; 26 – 35 kg: 300 mg; 36 – 45 kg: 400 mg. Uống một lần một ngày trong 3 ngày.
Nhiễm trùng đường hô hấp: Trẻ em trên 6 tháng: 10 mg/kg; 15 – 25 kg: 200 mg; 26 – 35 kg: 300 mg; 36 – 45 kg: 400 mg. Uống một lần một ngày trong 3 ngày.
Kháng sinh azithromycin hoạt động tốt nhất khi nồng độ thuốc trong cơ thể được giữ ở mức không đổi. Vì vậy, hãy uống thuốc này tại cùng một thời điểm mỗi ngày. Uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn theo hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó có thể dùng thuốc này kèm với thức ăn nếu bạn bị khó chịu ở dạ dày. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng đối với điều trị của bạn.
Azithromycin không có tác dụng đối với các bệnh do nhiễm virus
Thông tin Kiến thức Y Dược, thuốc kháng axit chứa nhôm hoặc magiê có thể làm giảm hấp thu azithromycin nếu uống cùng một lúc. Nếu bạn phải dùng thuốc kháng axit chứa nhôm hoặc magiê, uống các thuốc này ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng azithromycin.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc azithromycin?
Theo các trình dược viên Hà Nội chia sẻ, bạn cần ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng nào sau đây: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng,… Ngừng sử dụng azithromycin và gọi ngay cho Bác sĩ chuyên khoa nếu bạn mắc một trong các tác dụng phụ nghiêm trọng như:
- Đau đầu kèm đau ngực và chóng mặt nặng, ngất, tim đập nhanh hay mạnh;
- Tiêu chảy với phân lỏng như nước hoặc có máu;
- Buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, phân màu đất sét, chán ăn, nước tiểu đậm màu, vàng da (hoặc mắt);
- Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm: buồn nôn, táo bón, tiêu chảy nhẹ, đau bụng, chóng mặt, ngứa hoặc tiết dịch âm đạo…
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã hiểu hơn về cách sử dụng thuốc azithromycin.