Việc sử dụng thuốc Paracetamol thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị ngộ độc do quá liều. Vậy cần xử lý khi quá liều Paracetamol như thế nào?
- Trình Dược Viên chia sẻ một số website hay về kiến thức y Dược
- Thông tin về Thuốc kháng sinh Naphacogyl
- Lưu ý khi dùng kháng sinh trong quá trình mang thai
Quá liều thuốc Paracetamol gây ra ngộ độc
Thuốc Paracetamol là loại thuốc giảm đau phổ biến, được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên việc sử dụng paracetamol cần lưu ý tuân thủ đúng liều dùng, việc sử dụng quá liều có thể gây ngộ độc.
Nguy cơ ngộ độc thuốc Paracetamol
Theo Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nếu sử dụng Paracetamol quá liều, từ 10g với liều duy nhất ở người lớn và 150 mg/kg khối lượng cơ thể trong một liều duy nhất ở trẻ em (tùy theo khả năng nhạy cảm của bệnh nhân) có thể dẫn đến tăng men gan.
Ngoài ra, việc sử dụng Paracetamol trong thời gian dài thì thuốc có thể gây tổn thương gan ngay cả khi dùng đúng liều điều trị, nhất là ở những người bệnh có chức năng gan thay đổi hoặc người già. Paracetamol có trong thành phần của nhiều loại thuốc với các dạng bào chế khác nhau, do vậy cần đọc kỹ thành phần của thuốc trước khi dùng để tránh việc tích lũy paracetamol gây quá liều.
Biểu hiện khi bị ngộ độc thuốc Paracetamol
Người bệnh sử dụng quá liều Paracetamol có các triệu chứng như: buồn nôn, xanh xao, chán ăn, đau bụng thường xảy ra trong vòng 24 giờ. Tiếp đó người bệnh bị tăng men gan nhanh chóng, có thể bị hoại tử hoàn toàn và không thể hồi phục, người bệnh bị suy giảm chức năng tế bào gan, nhiễm toan chuyển hóa và hội chứng não – gan bao gồm cả hôn mê và tử vong.
Người bệnh có thể xuất hiện sự gia tăng transaminase gan, lactat dehydrogenase, bilirubin và giảm prothrombin xuất hiện trong vòng 12 đến 48 giờ sau khi uống.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng độc tính khi sử dụng quá liều Paracetamol như: suy gan, nghiện rượu mạn tính có thể gây ra tình trạng viêm gan khi sử dụng Paracetamol, ngay cả khi dùng ở liều điều trị. Những đối tượng như: phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người suy dinh dưỡng, người bệnh dùng các thuốc có thể làm tăng men gan… thường có nguy cơ bị ngộ độc cao hơn.
Trình Dược Viên tư vấn cách xử lý quá liều Paracetamol
Theo lời các Trình Dược Viên chia sẻ, ngay khi có những biểu hiện của việc ngộ độc do quá liều Paracetamol thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt. Có thể cho bệnh nhân sử dụng các thuốc giải độc đặc hiệu quả Paracetamol như N-acetylcystein tĩnh mạch hoặc đường uống, nếu có thể trước giờ thứ mười. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng.Cách xử lý khi bị quá liều Paracetamol
Tư vấn xử lý quá liều Paracetamol
Ngoài ra, để sử dụng Paracetamol an toàn và hiệu quả thì mọi người cần lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol như sau:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuân thủ liều dùng theo chỉ định.
- Không sử dụng thuốc khi không đau nhức, sốt cao trên 38,5 độ.
- Không sử dụng Paracetamol để điều trị giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối không uống bia, rượu trong quá trình sử dụng Paracetamol.
- Không sử dụng Paracetamol cho những người mẫn cảm với thành phần của thuốc; người say rượu; người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, phổi, thận, gan; người bị thiếu máu hoặc người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
- Có thể sử dụng Paracetamol theo cơ chế phóng thích chậm để tác dụng thuốc được kéo dài và giảm thiểu nguy cơ tổn hại đến gan.
- Sử dụng Paracetamol trong bữa ăn, thức ăn có thể làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của thuốc. Chính vì thế, nên sử dụng thuốc cách bữa ăn từ 30 phút đến 1 giờ. Uống thuốc cùng với nước ấm sẽ làm tăng khả năng hấp thụ của thuốc.
Trên đây là một số kiến thức Y Dược khi sử dụng Paracetamol, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ theo chỉ định để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc.
Nguồn: trinhduocvien.edu.vn